Bài giảng & bài tập học tốt tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục

Bài giảng & bài tập học tốt tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục

Bài giảng & bài tập khóa học tốt tiếng việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục trực tuyến. Giúp trẻ nhận biết mặt chữ, học đánh vần, học đọc đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Gồm hơn 100 bài giảng bám sát SGK kèm nhiều MINH HOẠ THỰC TẾ, Các bài giảng ôn tập giữa học kỳ, cuối học kỳ và ôn tập hè hè, 3000 câu hỏi luyện tập và 100 đề thi thử.
đánh giá
100 học viên

Giới thiệu khóa học

Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục viết tắt là (TV1- CGD) là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại thông qua các đề tài nghiên cứu và được áp dụng vào dạy học ở Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội. Căn cứ kết quả nghiên cứu và áp dụng thí điểm trong dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1 tại trường Thực nghiệm và một số cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đã đồng ý cho các địa phương có nhu cầu và đảm bảo các điều kiện được áp dụng vào việc dạy học Tiếng Việt lớp 1, nhất là ở những vùng khó từ năm học 2008-2009 đến năm học 2016-2017 trên tinh thần tự nguyện.

Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1- CNGD về cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ GD-ĐT). Năm học 2018-2019 toàn quốc có 48/63 tỉnh thành áp dụng dạy học theo tài liệu, tỉ lệ 76.1% với 469 huyện, 7872 trường, 27981 lớp, 75.3211/1.4587285 học sinh theo học, chiếm tỉ lệ 50,64% tổng số học sinh lớp 1 của cả nước. Tại Lâm Đồng, trường học đầu tiên áp dụng là Trường Tiểu học thực nghiệm Lê Quý Đôn sau đó tiếp tục thực hiện Chương trình tiểu học năm 2000. Năm học 2013-2014 tài liệu này được áp dụng dạy học tại 60 trường tiểu học tham gia Chương trình SEQAP và các trường tham gia dạy học theo mô hình trường học mới. Qua quá trình áp dụng và hiệu quả của tài liệu này đã mang lại, các phòng GDĐT đã áp dụng rộng rãi tại nhiều trường tiểu học. Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 208/255 trường áp dụng dạy học đối với lớp 1 theo tài liệu TV1 CGD với 676 lớp, 20635/28894 học sinh tham gia, tỉ lệ 71,4% học sinh lớp 1 toàn tỉnh.

1. Quá trình dạy học của Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục
 a) Chuẩn bị tâm thế cho trẻ học tiếng Việt
Cấu trúc tài liệu Tiếng Việt 1 CGD có 02 tuần chuẩn bị tâm thế cho trẻ đi học (trong trường tiểu học được gọi là 2 tuần 0 theo tài liệu), 2 tuần này học sinh chưa học chữ chưa học âm, vần mà chỉ mới làm quen cách học, đây là điều hết sức ý nghĩa và quan trọng cho trẻ làm quen phương pháp học ở trường tiểu học khi mà các em đang quen hoạt động vui chơi ở trường Mầm non nay chuyển sang hoạt động học ở trường tiểu học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được làm quen và rèn luyện các kĩ năng, kỹ thuật khi mới vào lớp 1 như: Sử dụng bảng con, cách vẽ mô hình vào bảng, tên gọi các nét, cách cầm bút chì, phấn, tư thế ngồi học, cách xưng hô, trong 2 tuần này giáo viên hình thành nền nếp học của học sinh rất quan trọng đối với các em. Nếu không thực hiện tốt 2 tuần này thì học sinh sẽ học không có hiệu quả.
b) Phương pháp và kỹ thuật dạy học theo công nghệ
- Mục tiêu của TV1 CGD là: Đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả và không bao giờ tái mù (nếu nghe được thì nhắc lại được, viết ra được và đọc được). Học sinh nắm vững cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt và luật chính tả để viết không sai. Các em được phát triển tư duy khoa học theo các việc làm bằng sức lao động và sản phẩm của mình.
- Đặc điểm của TV1 CGD Về tính khoa học, tất cả nội dung kiến thức là thành tựu về ngữ âm tiếng Việt được đưa vào nhẹ nhàng, vật liệu đơn giản, dễ làm, tài liệu phát triển có hệ thống và vững chắc bắt đầu từ tiếng, âm, vần, từ, câu, đoạn (không làm việc 1 thì không làm được việc 2...) tạo nên sự kiểm soát của giáo viên và học sinh. Giáo viên làm chu đáo, cẩn thận sẽ cho ra sản phẩm đồng loạt, đều và đẹp. Về tính phân hóa, học sinh tiến bộ với chính mình, có yêu cầu cơ bản và yêu cầu nâng cao, không có sản phẩm bị rơi rớt hoặc bỏ qua. Điểm nổi bật là tính vững chắc, học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy và cảm thấy hạnh phúc trong quá trình học.
- Bản chất của công nghệ giáo dục là quản lý quá trình tự học. Trẻ tự làm ra sản phẩm của trẻ và từ đó phát triển sự tự tin. Mỗi bài học các em được học rất nhiều tiếng và từ. Ví dụ khi dạy bài ênh, êch, các em sẽ được học và tự chiếm lĩnh hết tất các tiếng có chứa hai vần đó (khác với chương trình hiện hành các em chỉ học vần, các từ khóa và từ ứng dụng).
Ngoài ra, học sinh còn nắm được luật chính tả vần êch chỉ có dấu thanh sắc, thanh nặng đi kèm. Nội dung bài đọc đa dạng, phong phú về thể loại, kiểu bài phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, tạo được sự hứng thú cho các em. Ví dụ bài Bé xách đỡ mẹ; Cáo và quạ... Ngoài ra, tác giả còn bước đầu muốn bồi dưỡng sớm cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn tự hào về nòi giống và truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua các bài đọc về lịch sử như bài: Các vua Hùng, Bà Triệu, chiến thắng Bạch Đằng...
Trong tài liệu TV1 CGD còn một số từ ứng dụng cho học sinh đọc không có nghĩa hoặc phương ngữ như các từ: gà qué, tào lao, quện nhau .....nên mọi người băn khoăn. Điều này lý giải như sau:
Khi học sinh mới bắt đầu học Tiếng Việt lớp 1 nên quan điểm của tài liệu này là chân không về nghĩa. Giai đoạn này học sinh lớp 1 mới bắt đầu học âm, vần, đọc từ ứng dụng, các em chưa thể nhận biết nghĩa của từ. Do vậy giáo viên chưa giải thích nghĩa từ ngữ cho học sinh nên các bậc cha mẹ học sinh không băn khoăn vấn đề này. Tuy nhiên các từ này đã được góp ý tác giả để chỉnh sửa.
- Kỹ thuật dạy học của TV1 CGD là giáo viên giao việc, học sinh nhận việc; giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc để các em tự chiếm lĩnh kiến thức, chứ không làm trước, làm hộ. Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh và học sinh chỉnh sửa cho nhau. Các lệnh của giáo viên đều được thay thế bằng mã hóa ký hiệu nên giờ dạy nhẹ nhàng, có tính khoa học và hiện đại.
- Phương pháp của tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục cụ thể là: sử dụng cụm từ “luật chính tả” (cách gọi được dùng nhiều trong tài liệu TV1-CGD); hướng dẫn đánh vần dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học như nguyên âm, âm đệm, âm chính, âm cuối, ….; chú ý phân biệt rạch ròi âm và chữ, ví dụ phân biệt âm /k/ (cờ) và chữ “k” (ca), “q” (cu) đây là kỷ thuật dạy học của giáo viên tiểu học. Âm /c/ được viết bằng 3 con chữ c,k,q. Âm /c/ viết chữ c khi đi với nguyên âm tròn môi như: a, o, ô, ơ, u, ư. Âm /c/ được viết bằng con chữ /k/ kh đi với i, e, ê là những nguyên âm không tròn môi. Âm /c/ được viết bằng con chữ /q/ khi đi với âm đệm u.
- Trong TV1 CGD, học học sinh phải học thông qua các khái niệm khoa học. Với môn Tiếng Việt CGD, các em sẽ học cấu trúc ngữ âm của tiếng, không phải đi từ chữ rồi trở lại âm như chương trình hiện hành, mà công nghệ giáo dục đi từ âm đến chữ, tức là đi từ trừu tượng đến cụ thể. Từ khái niệm khoa học, học sinh sẽ phân tích những khái niệm đó và dần dần sẽ hiểu được cụ thể. - Bài đầu tiên được học trong sách CGD là "tiếng". Khi phát âm chưa biết được "tiếng" đó có thành phần như thế nào. Từ phân tích "tiếng", học sinh sẽ biết "tiếng" đó phần đầu như thế nào, phần vần như thế nào, phần vần gồm những âm nào, có thanh điệu nào.
Học sinh học CGD được học luật chính tả rất kỹ, gặp luật chính tả ở đâu các em sẽ được giới thiệu và học. Nhờ đó, các em không viết sai, ví dụ sẽ phân biệt khi nào viết c, k, q; khi nào viết l, n và do đó giáo viên khi dạy phải chuẩn phát âm mới dạy cho học sinh. Nguyên tắc đánh vần trong CGD là theo âm, không phải theo chữ.
- Phương pháp sử dụng ô vuông, tam giác, hình tròn này là để giúp các em học sinh hiểu về "tiếng" (hay âm tiết) trước khi nhận mặt chữ. Bởi vì về mặt bản chất, tiếng hay âm thanh chúng ta phát ra là thứ có trước, chữ viết chỉ là các ký hiệu được quy ước dành cho tiếng mà thôi. Trước khi nhận mặt chữ, các em học sinh hiểu ngôn ngữ là cấu tạo từ các "tiếng", và các ô vuông là để hỗ trợ cho sự tưởng tượng đó được tốt hơn, tránh gây nhầm lẫn. Các ô vuông này chỉ được dạy trong một vài buổi đầu để học sinh làm quen với khái niệm "tiếng". Còn sau đó sẽ được áp dụng vào bảng chữ Quốc ngữ như bình thường, để hỗ trợ cho cách đánh vần của học sinh.
- Các mô hình bằng ô vuông, tam giác, hình tròn và đọc thơ lục bát trong tuần đầu nhằm giúp học sinh biết dùng vật thật thay thế các tiếng trẻ đọc, tách tiếng thành 2 phần là phần đầu và phần vần, biết nhận ra tiếng gống nhau và tiếng khác 3 nhau để từ đó học sinh tập đánh vần theo mẫu sau này. Giai đoạn này học sinh làm quen chứ chưa học âm, vần nên chưa đọc trơn được do vậy phụ huynh còn băn khoăn. Theo tâm lý học sinh tiểu học lớp 1 mới 6 tuổi nhận thức các em được tri giác các mô hình vật thật để não các em ghi nhớ và sau đó các em nhớ được các nét và ghép thành chữ để đọc.
- Quy trình dạy học của TV1 CGD rất rõ ràng, thể hiện ở 4 việc. Việc 1 là chiếm lĩnh ngữ âm. Việc 2 là hình thành kỹ năng viết. Việc 3 là đọc (kết quả của việc 1 và 2) và việc 4 là đọc lại (tổng hợp lại việc 1, 2, 3). Kiến thức, kỹ năng luôn được củng cố một cách chắc chắn trong từng việc của tiết học. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội.
2. Kết quả học theo tài liệu Tiếng Việt 1 CGD
 - Về kiến thức: Đa số học sinh nắm chắc cấu tạo ngữ âm Tiếng Việt nên đều đọc được và đọc tốt; nắm chắc các quy tắc chính tả, học đến đâu chắc đến đó, không bị nhầm lẫn khi viết chính tả; đặc biệt học sinh được rèn nền nếp học tập ngay từ những ngày đầu vào lớp 1.
- Về kỹ năng: Học sinh thành thạo các thao tác; hiểu và thực hiện tương đối tốt các lệnh trong quá trình học; được tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, học sinh có kĩ năng đọc và nghe - viết chính tả tốt.
- Về thái độ: Học sinh hứng thú học, yêu thích môn học.
- Về năng lực, phẩm chất: Học sinh chủ động, tự tin tham gia các hoạt động học tập; thông qua việc làm, các thao tác học, tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của bản thân một cách nhẹ nhàng, hứng thú. Học sinh được làm việc theo một trình tự khoa học có tính hiệu quả, nghiêm túc và kỷ luật. Các em được làm việc nhiều, làm thế nào, nói thế ấy; làm được nói được và nói được làm được. Các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, đánh giá được phát triển. Học sinh đọc tốt, viết tốt, nắm chắc luật chính tả và cấu tạo âm tiết Tiếng Việt. Học chương trình này thấy rõ học sinh nhanh nhẹn, năng động và hứng thú.
Hiện nay đang đổi mới phương pháp dạy học, các em học sinh không thể học thụ động, dạy học không chỉ truyền thụ kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực, trong đó các phẩm chất “chăm học, chăm làm, trách nhiệm, trung thực, kỷ luật”, các năng lực “hợp tác, tự quản, tự học và giải quyết vấn đề”. phải được hình thành và phát triển. Do vậy cả 3 yếu tố: Kiến thức, phẩm chất, năng lực phải được hình thành và phát triển của một đứa trẻ và vững như ‘kiềng 3 chân”, nếu chỉ thiếu hay coi nhẹ 1 yếu tố tức là chưa phát triển hài hòa đối với quá trình phát triển nhân cách, tư duy của học sinh tiểu học. Muốn hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học, các em phải được được hình thành từ lớp 1 và các kĩ năng sống thông qua các hoạt động thực tiễn, trong đó tổ chức các hoạt động học hợp lý để chính các em được tham gia, được tự học, tự hoàn thiện bản thân mình. Và học theo tài liệu TV1 CGD là cách làm hợp lý. Phương pháp dạy học theo tài liệu của TV1- CGD qua thực tế đã áp dụng cho thấy, tài liệu này đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kĩ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đây cũng chính là những điểm mạnh của tài liệu TV1-CGD.
Phương pháp dạy học đánh vần của tài liệu Tiếng Việt 1 CGD không thuộc nội dung được quy định trong Chương trình Tiếng Việt - Ngữ văn mới (sắp được ban hành), cũng như Chương trình Tiếng Việt năm 2000 (Chương trình hiện hành). Chương trình Tiếng Việt - Ngữ văn mới cũng như Chương trình Tiếng Việt hiện hành chỉ quy định các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Cụ thể là sau một năm học, học sinh có khả năng đọc, viết, nói và nghe đến mức độ hoặc trình độ nào đó, chứ không bắt buộc học sinh phải được học theo phương pháp nào. Nói cách khác, chương trình giáo dục chỉ quy định mục tiêu cần đến, còn con đường đi đến mục tiêu, trên thực tế, khá đa dạng và sẽ được lựa chọn bởi tác giả sách giáo khoa và giáo viên.
Sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau. Chắc hẳn cuốn sách giáo khoa nào giúp học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình bằng phương pháp hiệu quả nhất sẽ được nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh ưu tiên lựa chọn./.

Khóa học tốt toán lớp 1 danh cho các bé chuẩn bị vào lớp 1 hoặc đang học lớp 1, ôn tập hè củng cố kiến thức đã học

Tham khảo chương trình Toán lớp 2 , Tiếng Việt lớp 2 cho con chuẩn bị vào năm học mới

Xem thêm



Nội dung khóa học


Tags:

Khóa học liên quan

Thông tin giảng viên

CôCô Thu Yến
Học vị: Cử nhân sư phạm tiểu học

Cô: Thu Yến

Cử nhân sư phạm tiểu học, giáo viên chuyên bậc tiểu học

Đang giảng dạy tại Mathnasium – Trung tâm Toán Tư duy Hoa Kỳ

Đánh giá của học viên

5
Đánh giá

83%

0%

17%

0%

0%

SHARED HOSTING
70% OFF
$2.99/mo $0.90/mo
SHOP NOW
RESELLER HOSTING
25% OFF
$12.99/mo $9.74/mo
SHOP NOW