Lấy mã màu thủ công - Bảng mã RGB, HEX, CMYK

Lấy mã màu thủ công - Bảng mã RGB, HEX, CMYK

Bảng mã màu tùy chỉnh - lấy mã màu thủ công với từng loại RGB HEX CMYK sử dụng trong thiết kế đồ họa, Phối màu nội thất, pha sơn, và thiết kế website
22/10/2021
358 Lượt xem

#1. RGB là gì?

Màu RGB là hệ 3 màu hiển thị điện tử, nó thường được ứng dụng để hiển thị trên các thiết bị điện tử như Laptop, màn hình máy tính, Tivi… màu sắc của RGB khá là tươi và sáng.

RGB là viết tắt của 3 từ tiếng anh, đó là:

  • Red (màu đỏ)
  • Green (màu xanh lá cây)
  • Blue (màu xanh lam)

Đây là ba màu gốc, 3 màu cơ bản trong các mô hình ánh sáng bổ sung. RGB được cấu thành từ 3 màu Red, Green và Blue chồng màu lên nhau.

Thang dải màu RGB sẽ nằm trong khoảng từ 0 cho đến 255, tức là mỗi kênh màu R, G, B nó sẽ trải dài từ thang màu 0 cho đến 255. Số lượng màu tối đa của màu RGB đạt được là: 16.777.216 màu.

Ở giá trị 0 thì  nó sẽ là màu ĐEN, ở giá trị 255 sẽ là màu TRẮNG, còn ở các dải giữa thì khi nó chồng màu khác nhau sẽ cho ra các giá trị màu khác nhau.

#2. CMYK là gì?

CMYK (hoặc cũng có thể là YMCK) là tên của bảng mã màu chuẩn, nó thường được sử dụng trong in ấn vì CMYK sẽ giúp xác định màu sắc và lên màu bản vẽ rất chính xác. Chính vì thế mà hiện tượng lệch màu sẽ thấp hơn nhiều so với file in bằng hệ màu RGB.

CMYK là viết tắt của 4 màu cơ bản đó là: Cyan (xanh lơ), Magenta (hồng sẫm), Yellow (màu vàng) và Key (màu đen). CMYK Color là hệ màu hấp thụ ánh sáng.

Khi các bạn làm thiết kế in ấn, đặc biệt là in giấy thì bắt buộc bạn phải chọn hệ màu CMYK này.

CMYK có 4 kênh màu chồng lên với nhau, mỗi kênh màu có giá trị từ 0 – 100%, ví dụ như màu K, ở 0% nó là màu TRẮNG, còn 100% sẽ làm màu ĐEN, tương tự như với với các kênh màu còn lại….

Hiểu đơn giản thì như vậy, còn nếu bạn học về thiết kế thì nên tìm thêm các tài liệu chuyên sâu để đọc nhé, còn với người dùng phổ thông thì việc nắm được những kiến thức cơ bản như vậy là khá ok rồi ????


Tags: