Luyện tập, Trắc Nhiệm: Bài 1. Một thứ quà của lúa non - Cốm
Câu 1 (NVCBL7-24760)
“ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ , nhuần thấm cái hương thơm của lá , như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết .Các bạn có ngửi thấy , khi đi qua những cánh đồng lúa xanh , mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi , ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không ?Trong cái vỏ xanh kia , có một giọt sữa trắng thơm , phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ .Dưới ánh nắng , giọt sữa dần dần đông lại , bông lúa ngày càng cong xuống , nặng vì cái chất quí trong sạch của Trời .” (Một thứ quà của lúa non: Cốm)
Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ?
Câu 2 (NVCBL7-24761)
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh , mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.” (Một thứ quà của lúa non: Cốm)
Dòng nào nói đúng nhất nội dung của câu văn trên ?
Câu 3 (NVCBL7-30394)
Bài "Một thứ quà của lúa non: Cốm" được sáng tác bởi tác giả nào?
Câu 4 (NVCBL7-30395)
Bài "Một thứ quà của lúa non: Cốm" được viết theo thể loại gì?
Câu 5 (NVCBL7-30396)
Phương thức biểu đạt chính của bài Một thức quà của lúa non: Cốm là?
Câu 6 (NVCBL7-30397)
Đối tượng trung tâm trong bài tùy bút của Thạch Lam là:
Câu 7 (NVCBL7-30398)
Bài văn đã viết về cốm từ những phương diện nào?
Câu 8 (NVCBL7-30399)
Trong đoạn văn đầu bài tùy bút, những chi tiết, hình ảnh nào không được tác giả nhắc tới khi cảm nhận về cốm?
Câu 9 (NVCBL7-30400)
Nội dung của câu: "Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về." nói về điều gì?
Câu 10 (NVCBL7-30401)
Theo Thạch Lam, đâu là địa chỉ làm cốm nổi tiếng nhất?
Câu 11 (NVCBL7-30402)
Dòng nào sau đây nói đúng đặc tính của cốm (mà tác giả đã nêu)?
Câu 12 (NVCBL7-30403)
Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở ... ..., gần Hà Nội.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Câu 13 (NVCBL7-30404)
Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 14 (NVCBL7-30406)
Từ "thanh khiết" có nghĩa là gì?
Câu 15 (NVCBL7-30408)
Trong câu "Hồng cốm tốt đôi", từ "hồng" chỉ sự vật gì?
Câu 16 (NVCBL7-30409)
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là gì?
Câu 17 (NVCBL7-30410)
Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.
Trong đoạn văn trên, tác giả đã cảm nhận hương vị cốm bằng những giác quan nào?
Câu 18 (NVCBL7-30411)
Câu văn "Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ" đề cập đến nội dung gì?
Câu 19 (NVCBL7-30412)
Thái độ của tác giả khi viết bài tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm là gì?