Luyện tập, Trắc Nhiệm: Bài 1. Tính chất - Ứng dụng hiđro
Câu 1 (HHCBL8-21658)
Khí nào là chất khí nhẹ nhất ?
Câu 2 (HHCBL8-21659)
Tại sao bóng bay được bơm khí hiđro có thể bay lên cao ?
Câu 3 (HHCBL8-21660)
Trong thí nghiệm điều chế khí hiđro, tại sao có thể thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước?
Câu 4 (HHCBL8-21661)
Công thức hóa học của đơn chất hiđro là
Câu 5 (HHCBL8-21662)
Hỗn hợp 2 khí oxi và hiđro được trộn theo tỉ lệ mol là bao nhiêu thì gây nổ mạnh?
Câu 6 (HHCBL8-21663)
Khí hiđro cháy trong khí oxi với ngọn lửa màu gì?
Câu 7 (HHCBL8-21664)
Oxit bazơ nào không bị khử bởi khí hiđro tạo thành kim loại trong điều kiện nhiệt độ cao?
Câu 8 (HHCBL8-21665)
Trong các khí sau, khí nào là khí nhẹ nhất ?
Câu 9 (HHCBL8-21666)
Cho dãy các oxit sau: Na2O, Fe3O4, FeO, CaO, Al2O3, CuO, PbO, MgO. Có bao nhiêu oxit tác dụng với khí hiđro ở nhiệt độ cao thì tạo thành kim loại ?
Câu 10 (HHCBL8-21667)
Khi đốt cháy khí hiđro, sản phẩm thu được là
Câu 11 (HHCBL8-21668)
Để khinh khí cầu có thể bay được, người ta thường bơm một chất khí X rất nhẹ vào khinh khí cầu. Khí X có tên gọi là gì?
Câu 12 (HHCBL8-21669)
Khử hoàn toàn m gam oxit sắt từ (Fe3O4) bằng khí hi đro dư ở nhiệt độ cao. Ngưng tụ toàn bộ hơi nước sinh ra rồi đem cân thì thấy khối lượng nước thu được là 1,8g. Tính giá trị của m.
Câu 13 (HHCBL8-21670)
Cho 48g CuO tác dụng hoàn toàn với V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Câu 14 (HHCBL8-21671)
Phản ứng giữa khí hiđro và khí oxi có thể gây nổ. Hỗn hợp có thể nổ mạnh nhất khi đạt tỉ lệ khí hiđro và khí oxi như thế nào?
Câu 15 (HHCBL8-21672)
Dẫn dòng khí H2 dư qua oxit sắt (III). Chất rắn thu được sau phản ứng là
Câu 16 (HHCBL8-21673)
Khí hiđro được ứng dụng làm nhiên liệu là vì
Câu 17 (HHCBL8-21674)
Khi hoà tan bột sắt vào dung dịch axit clohiđric (HCl) thì thu được muối sắt (II) clorua (FeCl2) và giải phóng khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro (đktc) thu được khi hòa tan hoàn toàn 5,6g bột sắt vào dung dịch axit clohiđric dư.
Câu 18 (HHCBL8-21675)
Dẫn dòng khí hiđro dư đi qua ống nghiệm chứa oxit sắt (III) đang được đun nóng. Kết thúc phản ứng, đem lượng chất rắn còn lại trong ống nghiệm đi cân thì thấy khối lượng nặng 0,56g. Tính khối lượng của oxit sắt (III) ban đầu có trong ống nghiệm.