Luyện tập, Trắc Nhiệm: Bài 39. Chiếu dời đô

  • Câu Đúng

    0/24

  • Điểm

    0/100


Câu 1 (NVCBL8-24888)

Văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?

 


Câu 2 (NVCBL8-24889)

Dòng nào nói đúng nhất nội dung phản ánh của “Chiếu dời đô”( Lí Công Uẩn ) ?

 


Câu 3 (NVCBL8-31729)

Tác giả của Chiếu dời đô là ai?


    Câu 4 (NVCBL8-31730)

    CHIẾU DỜI ĐÔ

    (Thiên đô chiếu)

        Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh(1) năm lần dời đô(2); nhà Chu đến vua Thành Vương(3) cũng ba lần dời đô(4). Phải đâu các vua thời Tam đại(5) theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh(6). Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây(7), khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi(8).

          Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương(9): Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi(10). Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa(11). Thật là chốn tụ hội trọng yếu(12) của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

             Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

    (Lí Công Uẩn(*), trong Thơ văn Lí - Trần, tập 1, 

    NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)

    Văn bản trên thuộc thể loại nào?

     


    Câu 5 (NVCBL8-31731)

    CHIẾU DỜI ĐÔ

    (Thiên đô chiếu)

        Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh(1) năm lần dời đô(2); nhà Chu đến vua Thành Vương(3) cũng ba lần dời đô(4). Phải đâu các vua thời Tam đại(5) theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh(6). Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây(7), khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi(8).

          Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương(9): Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi(10). Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa(11). Thật là chốn tụ hội trọng yếu(12) của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

             Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

    (Lí Công Uẩn(*), trong Thơ văn Lí - Trần, tập 1, 

    NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977)

    Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

     


    Câu 6 (NVCBL8-31732)

    Văn bản trên được sáng tác năm nào?


      Câu 7 (NVCBL8-31733)

      Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì?


        Câu 8 (NVCBL8-31734)

        Tên nước ta dưới thời nhà Lí là gì?


          Câu 9 (NVCBL8-31735)

          Người dùng thể chiếu là ai?


            Câu 10 (NVCBL8-31736)

            Lí Công Uẩn viết bài chiếu này nhằm mục đích gì?


              Câu 11 (NVCBL8-31737)

              Đâu là giải thích nghĩa của từ "phong tục"?


                Câu 12 (NVCBL8-31738)

                Lí Công Uẩn nhận xét thành Đại La bằng từ ngữ nào sau đây?


                  Câu 13 (NVCBL8-31739)

                  Vì sao hai nhà Đinh, Lê không dời đô?


                    Câu 14 (NVCBL8-31740)

                    Dòng nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa câu văn: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi?


                      Câu 15 (NVCBL8-31742)

                      Nhận định sau đúng hay sai?

                      "Chiếu dời đô thể hiện tầm nhìn xa trông rộng và phản ánh khát vọng xây dựng đất nước độc lập, phồn vinh của Lí Công uẩn và của nhân dân ta."


                        Câu 16 (NVCBL8-31743)

                        Câu văn nào dưới đây phản ánh rõ nhất khát vọng xây dựng một đất nước bền vững, phồn thịnh của Lí Công Uẩn?


                          Câu 17 (NVCBL8-31744)

                          Từ nào có thể thay thế từ "mưu toan" trong cụm từ "mưu toan nghiệp lớn"?


                            Câu 18 (NVCBL8-31745)

                            Đặc sắc nghệ thuật của văn bản trên là gì?

                             

                             


                            Câu 19 (NVCBL8-31746)

                            Lí Công Uẩn còn có tên khác là gì?


                              Câu 20 (NVCBL8-31747)

                              Thế đất giống hình rồng cuộn, hổ ngồi, được coi là thế đất đẹp, sẽ phát triển thịnh vượng.

                              Nội dung trên tương ứng với khái niệm nào?


                                Câu 21 (NVCBL8-31748)

                                Tiền đề lịch sử mà Lí Công Uẩn nêu ra trong bài chiếu là gì?


                                  Câu 22 (NVCBL8-31749)

                                  Hai nhà Đinh, Lê không dời đô đã gây ra những hậu quả nào dưới đây?

                                   

                                   


                                  Câu 23 (NVCBL8-31750)

                                  Trong phần 2, việc khẳng định Đại La là kinh đô phù hợp có ý nghĩa gì?


                                  Câu 24 (NVCBL8-31751)

                                  Câu "Các khanh nghĩ thế nào?" là câu