Trong số các kim loại sau : Fe, Ni, Cu, Zn, Na, Ba, Ag, Sn, Al số kim loại tác dụng được với các dung dịch HCl và dung dịch \(H_2SO_4\) loãng nhiều nhất là
Nhúng một lá Fe nhỏ vào dung dịch dư chứa một trong những chất sau \(FeCl_3;AlCl_3;CuSO_4;Pb\left(NO_3\right)_2;NaCl;HNO_3;H_2SO_4\) (đặc, nóng), \(NH_3NO_3\). Số trường hợp phản ứng chỉ tạo ra muối Fe(II) là
Dung dịch X chứa 5 loại ion \(Mg^{2+};Ba^{2+};Ca^{2+}\)và 0,2 mol \(Cl^-\) và 0,2mol \(NO^-_3\) . Thêm dần V lít dung dịch \(K_2CO_3\) 1M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, V có giá trị là
Hoà tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng lên 7,0g. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là
Hoà tan 20g hỗn hợp gồm hai kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được 27,1g chất rắn. Thể tích chất khí thoát ra ở đktc là
Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại X và Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA vào dung dịch HCl thu được 1,12lit \(CO_2\) ở đktc. Kim loại X và Y là
Hoà tan hoàn toàn 28,3g hỗn hoàn gồm một muối cacbonat của một kim loại hoá tri I và một muối cacbonat kim loại hoá trị II trong axit HCl dư thì tạo thành 4,48lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Hoà tan hết 38,60g hỗn hợp gồm Fe và kim loại M trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 14,56lít khí \(H_2\)(đktc). Khối lượng hỗn hợp muối clorua khan thu được là
Hoà tan hết hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam \(Fe_3O_4\) vào dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch \(KMnO_4\) 0,1M. Giá trị của m là
Cho 19,2g kim loại M tác dụng hết với dung dịch \(HNO_3\) thu được 4,48lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.Giá trị của m là
Hoà tan 4,59g Al bằng dung dịch \(HNO_3\) thu được hỗn hợp khí NO và \(N_2O\) có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và \(N_2O\) thu được là
Cho các chất sau : \(Cl_2\left(1\right);I_2\left(2\right)\) dung dịch \(HNO_3\) loãng (3), dung dịch \(H_2SO_4\)đậm đặc nguội(4), dd \(AgNO_3\)(5), dd \(NH_4NO_3\)(6). Với hoá chất nào trong các hoá chất trên thì Fe tác dụng tạo ra sản phẩm là hợp chất Fe(III)?
Hoà tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Fe bằng một lượng dư dung dịch HCl thu được 7,84lít khí A (đktc), 2,54g chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối, m có giá trị là
Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, dư thoát ra 6,72lít \(H_2\)2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. m có giá trị là
Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch \(HNO_3\) thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol \(NO_2\). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch phản ứng là
Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch \(HNO_3\) thì thấy thoát ra 11,2lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí \(N_2;NO;N_2O\) có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là
Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al vào \(HNO_3\) đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lít \(NO_2\) (ở\(0^oC\), 2atm). Cũng m gam hỗn hợp X trên khi hoà tan trong \(HNO_3\) loãng dư, thì thu được 0,168 lít NO (ở 0 0 C, 4atm). Giá trị của m là
Hoà tan hết 7,44g hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ là 500ml dung dịch \(HNO_3\) loãng thu được dung dịch A và 3,136lít (ở đktc) hỗn hợp hai khí (tỉ lệ mol 1:1) có khối lượng 5,18g, trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al và Mg lần lượt là
Cho 27,4g Ba vào 500g dung dịch hỗn hợp (\(\left(NH_4\right)_2SO_4\) 1,32% và \(CuSO_4\) 2% rồi đun nóng để đuổi hết \(NH_3\). Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. Thể tích khí A (ở đktc)
Nhúng một lá sắt nặng 8g vào 500ml dung dịch \(CuSO_4\) 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lít của \(CuSO_4\) trong dung dịch sau phản ứng là
Hoà tan hoàn toàn 9,28g hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn với số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ \(H_2SO_4\) đặc, nóng thu được dung dịch Y và 0,07mol một sản phẩm A duy nhất chứa lưu huỳnh. A là
Hoà tan 19,2g kim loại M trong \(H_2SO_4\) đặc, nóng dư thu được SO2. Cho khí nay hấp thụ trong 1lít dung dịch NaOH 0,7M, Sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 41,8g chất rắn. M là
Lần lượt cho từng kim loại Mg, Ag, Fe và Cu (có số mol bằng nhau), tác dụng với lượng dư dung dịch \(H_2SO_4\) đặc nóng. Khi phản ứng hoàn toàn thì thể tích \(SO_2\) thoát ra ít nhất (trong cùng đk) là từ kim loại :
Hoà tan hết hỗn hợp hai kim loại A, B trong dung dịch HCl dư, thêm tiếp vào đó lượng dư \(NH_3\). Lọc tách kết tủa, nhiệt phân kết tủa rồi điện phân nóng chảy chất rắn thì thu được kim loại A. Thêm \(H_2SO_4\) vừa đủ vào dung dịch nước lọc, rồi điện phân dung dịch thu được thì sinh ra kim loại B. A và B là cặp kim loại:
Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl và b mol \(CuSO_4\) với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi \(H_2O\) đều bị điện phân ở 2 cực thì dừng lại, dung dịch thu được làm xanh quỳ tím. Vậy:
Hoà tan hoàn toàn 14,8g hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dung dịch hỗn hợp \(HNO_3\) và \(H_2SO_4\) đặc, nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí NO2 và 2,24 lít khí \(SO_2\)(đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là
Cho hỗn hợp gồm ba kim loại A, B, C có khối lượng 2,17g tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 1,68lít khí \(H_2\) (đktc). Khối lượng muối clorua trong dung dịch sau phản ứng là
Một hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng là 32g. X tan hết trong nước cho ra 6,72 lít khí \(H_2\) (đktc). Khối lượng Na và Ba có trong hỗn hợp lần lượt là
Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có hoà tan 8,32g \(CdSO_4\). Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước khi tham gia phản ứng là
Ngâm một lá sắt trong dung dịch \(CuSO_4\). Nêú biết khối lượng Cu bám trên lá sắt là 9,6g thì khối lượng lá sắt sau khi ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?
Nhúng một thanh kẽm nặng m gam vào dung dịch \(CuBr_2\). Sau một thời gian, lấy thanh kẽm ra, rửa nhẹ sấy khô, cân lại thấy khối lượng thanh giảm 0,28g, còn lại 7,8g kẽm và dung dịch phai màu. Giá trị m là
Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6g A bằng oxi dư được 44,6g hỗn hợp oxit B. Hoàn toàn hết B trong dung dịch HCl được dung dịch D. Cô cạn D được lượng muối khan là
Cho 11,3g hỗn hợp A gồm Mg, Zn tan hết trong 600ml dung dịch HCl 1M(vừa đủ) thì thu được dung dịch D. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch D để được lượng kết tủa lớn nhất. Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, được m(g) chất rắn khan giá trị m là
Cho 2,55g hỗn hợp bột X gồm Al, Fe, Cu phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68lít \(H_2\)2 (đktc), dung dịch B và chất rắn C. Cho C tác dụng với HCl dư sinh ra 0,224lít khí \(H_2\) (đktc), dung dịch E và chất rắn F. Phần trăm về khối lượng của Al, Fe, Cu trong dung dịch X lần lược là
Đốt m gam bột Al trong bình kín chứa đầy khí \(Cl_2\) dư. Phản ứng xong thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng 106,5g. Khối lượng Al đã tham gia phản ứng là
Cho hỗn hợp A gồm a mol Al và 0,2 mol \(Al_2O_3\) thu được với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B. Dẫn khí \(CO_2\) dư vào dung dịch B thu được kết tủa D. Lọc lấy kết tủa D rồi đem nung đen khối lượng không đổi thu được 40,8g chất rắn E. Giá trị của a là
Hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch \(HNO_3\) dư thu được 6,72 lít ( đktc), hỗn hợp 2 khí A, B không màu, không hoá nâu ngoài không khí (biết MA > MB), có tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:1. Giá trị m là
Cho 2,16g bột nhôm tan hết trong dung dịch \(HNO_3\) loãng lạnh thì thu được, 448 lít \(N_2\) đktc và một dung dịch B. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch B là
Cho một lượng dung NH3 vào dung dịch X chứa hai muối \(AlCl_3\) và \(FeSO_4\) được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho khí \(H_2\) dư đi qua B nung nóng được chất rắn C. Thành phần chất rắn C gồm
Điện phân (với điện cực Pt) 200ml dung dịch \(Cu\left(NO_3\right)_2\) đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên cho đến khi khối lượng của catot không đổi thấy khối lượng catot tăng 3,2g so với lúc trước điện phân. Nồng độ mol/lít \(Cu\left(NO_3\right)_2\) trước điện phân là
Điện phân (với điện cực Pt) 100ml dung dịch \(Cu\left(NO_3\right)_2\) 2M đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên cho đến khi khối lượng của catot không đổi thì khối lượng catot thay đổi như thế nào ?
Một hỗn hợp X gồm M và oxit MO của kim loại ấy. X tan vừa đủ trong 0,2 lít dung dịch \(H_2\)4 0,5M cho ra 1,12 lít \(H_2\) (đktc). Biết khối lượng của M trong hỗn hợp X bằng 0,6 lần khối lượng của MO trong hỗn hợp ấy. Kim loại M, khối lượng M và MO trong X là
Điện phân 200ml dung dịch \(CuCl_2\) sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol/lit ban đầu của dung dịch \(CuCl_2\) là
Dẫn hai luồng khí clo đi qua hai dung dịch KOH: dung dịch I loãng và nguội, dung dịch II đặc, đun nóng tới 80 o C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua hai dung dịch KOH I và II là
Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol \(HNO_3\) thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a, b có mối quan hệ với nhau là