Luyện tập, Trắc Nhiệm: Bài 8. Các biện pháp tu từ - Chơi chữ, điệp ngữ, liệt kê ( tiết 2)

  • Câu Đúng

    0/12

  • Điểm

    0/100


Câu 1 (NVCBL7-30178)

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi (2) thì có lợi (2) nhưng răng không còn.

(Ca dao)

Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ "lợi" trong bài ca dao trên?

 


Câu 2 (NVCBL7-30181)

Sánh với Na-va "ranh tướng" Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

                                                  (Tú Mỡ)

Lối chơi chữ nào được sử dụng trong bài ca dao trên?

 


Câu 3 (NVCBL7-30182)

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

                                           (Tú Mỡ)

Lối chơi chữ nào được sử dụng trong bài ca dao trên?


Câu 4 (NVCBL7-30183)

"Con cá đối bỏ trong cối đá

Con mèo cái nằm trên cái kèo,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em."

                                                   (Ca dao)

Lối chơi chữ nào được sử dụng trong bài ca dao trên?


Câu 5 (NVCBL7-30184)

"Ngọt thơm sau lớp vỏ gai

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà."

                                                  (Phạm Hổ)

Lối chơi chữ nào được sử dụng trong bài ca dao trên?

 


Câu 6 (NVCBL7-30190)

Có những lối chơi chữ nào được sử dụng trong bài thơ trên?


    Câu 7 (NVCBL7-30193)

    Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng như sau:

    Cảm ơn bà biếu gói cam,

    Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

    Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

    Trong bài thơ trên, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

     


    Câu 8 (NVCBL7-30194)

    Câu chuyện cười trên đã sử dụng lối chơi chữ nào?

     
     


    Câu 9 (NVCBL7-30202)

     Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

    (Phạm Văn Đồng)

    Có thể đảo vị trí của các từ ngữ in đậm trong câu trên được không?


    Câu 10 (NVCBL7-30203)

     Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

    (Phạm Văn Đồng)

    Vì sao không thể đổi vị trí của các từ in đậm trong câu trên?

     


    Câu 11 (NVCBL7-30205)

    Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì Hảo nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ(*).

    (Nam Cao)

    (*) Thổ: chết.

    Câu văn trên sử dụng phép liệt kê gì?

     


    Câu 12 (NVCBL7-30211)

         Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.

    Phép liệt kê được sử dụng trong câu văn trên là gì?

     

    SHARED HOSTING
    70% OFF
    $2.99/mo $0.90/mo
    SHOP NOW
    RESELLER HOSTING
    25% OFF
    $12.99/mo $9.74/mo
    SHOP NOW