Luyện tập, Trắc Nhiệm: Luyện tập Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
Câu 1 (TCBL11-26750)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=\begin{cases}\dfrac{x^2}{2};\left(x\le1\right)\\ax+b;\left(x>1\right)\end{cases}\)
Tìm các giá trị của a và b để hàm số có đạo hàm tại \(x=1\).
Câu 2 (TCBL11-26751)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=\begin{cases}x^2;\left(x\le2\right)\\-\frac{x^2}{2}+bx+c;\left(x>2\right)\end{cases}\)
Tìm các cặp số \(b,c\) để hàm số có đạo hàm tại x = 2.
Câu 3 (TCBL11-26752)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=\begin{cases}ux^2+vx+1;\left(x\ge0\right)\\\left(u+x\right)e^{-vx};\left(x< 0\right)\end{cases}\)
Tìm giá trị thích hợp của u và v để hàm số này có đạo hàm tại x = 0.
Câu 4 (TCBL11-26753)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=\begin{cases}\frac{2-\sqrt{4-x}}{x};\left(x\ne0\right)\\\frac{1}{4};\left(x=0\right)\end{cases}\)
Tính \(f'\left(0\right)\)
Câu 5 (TCBL11-26754)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2+5x+4\) có đồ thị (P). Tìm phương trình các tiếp tuyến của (P) tại các giao điểm của (P) với trục hoành.
Câu 6 (TCBL11-26755)
Một đường thẳng (d) cắt đồ thị (P) của hàm số \(y=3x^2-5x+5\) tại \(A\left(2;a\right)\) và \(B\left(b;3\right)\). Tìm hệ số góc của đường thẳng (d).
Câu 7 (TCBL11-26756)
Cho (P) là đồ thị của hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2-2x+3\). Tiếp tuyến của (P) song song với đường thẳng \(4x-2y+5=0\) là đường thẳng có phương trình nào trong số các phương trình dưới đây:
Câu 8 (TCBL11-26757)
Hàm số \(y=f\left(x\right)=3x^2-2x+5\) có đồ thị là (P) . Đường thẳng nào trong các đường thẳng cho dưới đây là một tiếp tuyến của (P) vuông góc với đường thẳng \(x+4y+1=0\) ?
Câu 9 (TCBL11-26758)
Hàm số \(y=f\left(x\right)=x^2-5x-8\) có đồ thị là (P). Đường thẳng \(y=3x+m\) tiếp xúc với (P), tìm tọa độ tiếp điểm.
Câu 10 (TCBL11-26759)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=\dfrac{x^2}{4}-x+1\). Từ điểm \(M\left(2;-1\right)\) có thể kẻ đến đồ thị (P) của hàm số hai tiếp tuyến phân biệt. Viết phương trình hai tiếp tuyến đó.
Câu 11 (TCBL11-26760)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=-\dfrac{x^2}{2}+2x+1\) có đồ thị (P) và đường thẳng (d) có phương trình \(y=kx\). Tìm tất cả các giá trị của k để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt và các tiếp tuyến tại hai giao điểm này vuông góc nhau.
Câu 12 (TCBL11-26761)
Gọi (C) là đồ thị của hàm số \(y=f\left(x\right)=-\dfrac{x^3}{3}-2x^2-3x+1\). Có hai tiếp tuyến của (C) cùng có hệ số góc bằng \(\frac{3}{4}\). Tìm phương trình hai tiếp tuyến đó.
Câu 13 (TCBL11-26762)
Một đường thẳng cắt đồ thị (P) của hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^2-3x+5\) tại\(A\left(2;a\right),B\left(b;10\right)\). Tiếp tuyến của (P) song song với đường thẳng đã cho có hệ số góc bằng bao nhiêu?
Câu 14 (TCBL11-26763)
Gọi (P) là đồ thị của hàm số \(y=f\left(x\right)=\dfrac{x^2}{2}+4x+4\).Tìm phương trình tiếp tuyến của (P) vuông góc với đường thẳng \(x+2y-2=0\).
Câu 15 (TCBL11-26764)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=2x^3+3x^2-4x+5\) có đồ thị là (C). Trong số các tiếp tuyến của (C), tiếp tuyến nào có hệ số góc nhỏ nhất?
Câu 16 (TCBL11-26765)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)=x^3-3x^2\) có đồ thị là (C). Các đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây là những tiếp tuyến của (C) ?
\(\left(d_1\right):y=9x+5\); \(\left(d_2\right):y=9x-5\); \(\left(d_3\right):y=9x+27\); \(\left(d_4\right):y=9x-27\)
Câu 17 (TCBL11-26766)
Cho bốn đường thẳng \(\left(d_1\right):y=-8x-3\); \(\left(d_2\right):y=-8x+3\); \(\left(d_3\right):y=8x-3\); \(\left(d_4\right):y=8x+3\)
Cặp đường thẳng nào trong các cặp đường thẳng sau là các tiếp tuyến tại hai \(A\left(1;-5\right)\) và \(B\left(-1;5\right)\) của đồ thị \(y=f\left(x\right)=x^4-6x^2\) ?
Câu 18 (TCBL11-26767)
Tính hệ số góc tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{x+1}{x-1}\) tại điểm có tung độ bằng 2 .
Câu 19 (TCBL11-26768)
Một vật rơi tự do theo phương trình \(s=\dfrac{1}{2}gt^2\), trong đó \(g\approx9,8\) (m/\(s^2\) ) là gia tốc trọng trường. Tìm vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm \(t=10\left(s\right)\)
Câu 20 (TCBL11-26769)
Cho hàm số \(y=f\left(x\right)\), biết \(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=+\infty;\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=-\infty\)
Có bao nhiêu điểm mà tại đấy hàm số không có đạo hàm?
Câu 21 (TCBL11-26770)
Viết phương trình tiếp tuyến của \(\left(C\right):y=x^2\) tại điểm \(M\left(-1;1\right)\).
Câu 22 (TCBL11-26771)
Tính hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị hàm số \(y=x^3+2017\) tại điểm có hoành độ \(x=-2\):
Câu 23 (TCBL11-26772)
Điện lượng \(Q\) truyền trong dây dẫn là một hàm số theo thời gian \(t\), kí hiệu là \(Q=Q\left(t\right)\) và cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm \(t_0\) kí hiệu là \(I\left(t_0\right)\). Khẳng định nào sau đây đúng ? (giả sử các giới hạn tồn tại hữu hạn)
Câu 24 (TCBL11-26773)
Một vật chuyển động xác định bởi phương trình \(s\left(t\right)=t^3-2t^2+4t+1\), trong đó \(t\) tính bằng giây và \(s\left(t\right)\) được tính bằng mét. Tính gia tốc của chuyển động tại thời điểm \(t=2\) .
Câu 25 (TCBL11-26774)
Một vật chuyển động xác định bởi phương trình \(s\left(t\right)=t^3-3t^2+5t+1\), trong đó t tính bằng giây và s(t) được tính bằng mét. Tính vận tốc chuyển động của vật đó tại thời điểm \(t=3\) .
Câu 26 (TCBL11-26775)
Một chất điểm A xuất phát từ O, chuyển động thẳng với vận tốc biến thiên theo thời gian bởi quy luật \(v\left(t\right)=\dfrac{1}{180}t^2+\dfrac{11}{18}t\left(m/s\right)\), trong đó t (giây) là khoảng thời gian tính từ lúc A bắt đầu chuyển động. Từ trạng thái nghỉ, một chất điểm B cũng xuất phát từ O, chuyển động thẳng cùng hướng với A nhưng chậm hơn 5 giây so với A và có gia tốc bằng \(a\left(m/s^2\right)\) (a là hằng số). Sau khi B xuất phát được 10 giây thì đuổi kịp A. Vận tốc của B tại thời điểm đuổi kịp A bằng
Câu 27 (TCBL11-26776)
Tính hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị \(y=\sqrt[3]{x-1}\) tại điểm có hoành độ \(x=0.\)
Câu 28 (TCBL11-26777)
Cho (C) là đồ thị hàm số \(y=f\left(x\right)=\frac{8}{x}.\) Số tiếp tuyến của (C) song song với đường thẳng \(y=-2x+8\) là
Câu 29 (TCBL11-26778)
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y=f\left(x\right)=x^3-3x^2+2\) tại điểm \(\left(-1;-2\right).\)
Câu 30 (TCBL11-26779)
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y=f\left(x\right)=x^4-2x^2\) tại điểm có hoành độ \(x=-2.\)
Câu 31 (TCBL11-26780)
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y=f\left(x\right)=\frac{x^2+4x+5}{x+2}\) tại điểm có hoành độ \(x=0.\)
Câu 32 (TCBL11-26781)
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y=\frac{2x+1}{x-2}\) biết hệ số góc của tiếp tuyến là \(-5.\)
Câu 33 (TCBL11-26782)
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(y=\sqrt{2x+1}\) biết hệ số góc của tiếp tuyến là \(\frac{1}{3}.\)
Câu 34 (TCBL11-26783)
Tìm hệ số góc tiếp tuyến với đồ thị \(y=\frac{2-3x}{x-1}\) tại giao điểm của đồ thị với trục hoành.
Câu 35 (TCBL11-26784)
Đồ thị \(y=x^3-3x\) có bao nhiêu tiếp tuyến song song với đường thẳng \(y=9x-4\)?
Câu 36 (TCBL11-26785)
Đồ thị hàm số \(y=f\left(x\right)=x^3+3x^2+3x+5\) có bao nhiêu cặp tiếp tuyến vuông góc với nhau?
Câu 37 (TCBL11-26786)
Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(l=t^3-3t^2,\)trong đó \(t\) tính bằng giây (s) và \(l\) tính bằng mét (m). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?